Đặc tính của nông thôn Việt Nam Nông_thôn_Việt_Nam

Thời trung và cận đại

Tính cộng đồng và tự trị

Đãi chắt chắt tại Làng Mai Xá, Quảng Trị, Việt NamVườn ươm giống cây tại Cái Mơn, tỉnh Bến Tre

Việc làng xã Việt Nam được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú, truyền thống nam giới và hành chính như ở phần trên làm cho làng có tính cộng đồngtự trị rất cao[cần dẫn nguồn]. Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng "hướng ngoại"; còn tính tự trị làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, đó là đặc trưng "hướng nội".

Tính biệt lập ở các làng mạnh đến nỗi mỗi làng có thể được coi như một quốc gia thu nhỏ với một "luật pháp riêng" được gọi là hương ước (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng được quy định bằng lời nói); và một "triều đình riêng" với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng còn bầu bốn cụ cao tuổi là tứ trụ. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến, và sau này của thực dân không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã[cần dẫn nguồn]. "Phép vua thua lệ làng" là một truyền thống thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam.

Cấu trúc làng

Tính biệt lập còn được thể hiện ở lũy tre làng. Lũy tre làng bao trùm xung quanh làng. Đó là một thành lũy rất kiên cố, "đốt không cháy, trèo không được, đào không qua". [cần dẫn nguồn] Điều này khác hẳn với các nước khác trên thế giới là dùng thành quách bằng đất đá. Việc trao đổi với thế giới bên ngoài thông qua cổng làng. Gần cổng làng thường có một cây đa, khói hương nghi ngút, đó là nơi hội tụ của thánh thần. Bên trong của làng có một cái đình, đó là biểu tượng của làng về mọi phương diện. Đình làng là:

  • trung tâm hành chính: mọi công việc quan trọng đều diễn ra ở đây, hội đồng kỳ mục, lý dịch làm việc ở đây; thu sưu thuế tại đây; xử tội người vi phạm lệ làng cũng ở đây,...
  • trung tâm tôn giáo: là nơi thờ thành hoàng làng.
  • trung tâm văn hóa: là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa của làng như hội đấu vật, đánh cờ, hát chèo v.v...vào các dịp lễ, tết hay lúc công việc đồng ruộng đã hết, đình làng cũng là nơi con trai, con gái đến tuổi lập gia đình hò hẹn với nhau.

Ban đầu đình làng là nơi tụ tập của tất cả mọi người, sau này đó chỉ là nơi tụ tập của nam giới (giáp) trong làng. Phụ nữ chuyển đến chùa lànggiếng nước. Nhiều nơi người ta còn trả thù nhau bằng cách đóng cọc vào giữa giếng làng, người ta tin rằng làm như thế thì gái làng đó sẽ không chồng mà chửa.

Ưu nhược điểm của làng Việt Nam

  • Do tính tự trị cao mà làng có xu hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt của làng. Tính dị biệt dẫn đến các hệ quả sau: "tự cung tự cấp", mỗi làng cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của làng; óc bè phái, cục bộ; gia trưởng, tôn ti,...
  • Do tính cộng đồng cao mà làng Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là: đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, dân chủ địa phương,... nhưng lại thủ tiêu vai trò cá nhân, tạo ra thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể và cào bằng, đố kị không muốn ai hơn ai.

Thời hiện đại

Các hương ước và lệ tục ngày nay tuy còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng. Về mặt cấu trúc, làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng. Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội.

  • Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư,hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
  • Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường,trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng,mức đầu tư cho nông thôn không lớn).
  • Trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và công bằng xã hội thấp hơn thành thị.
  • Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói thì cao.
  • Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.